Lịch sử hàng không

23/04/2023

Kể từ khi được hình thành, loài người đã luôn có ước mơ chinh phục không gian, được bay lên không trung.

Trong suốt chiều dài lịch sử đó, Nhiều nền văn hóa đã tạo ra được những dụng cụ có thể bay trong không khí, từ những vật đầu tiên được ném đi bằng sức lực như hòn đá, cái mác, tới những dụng cụ tinh vi phức tạp về hình dáng khí động học như boomerang của thổ dân Australia, đèn trời Khổng Minh bay bằng khí nóng ở thời Tam Quốc, hoặc diều. Có những truyền thuyết cổ xưa nói về các chuyến bay của con người như câu chuyện về Icarus, và sau đó, là các câu chuyện đáng tin hơn về chuyến bay ở một khoảng cách ngắn trên một chiếc diều của Yuan Huangtou ở Trung Quốc, Armen Firman với một cuộc nhảy dù, và chuyến bay bằng tàu lượn của Abbas Ibn Firnas.

Người ta cũng tìm thấy bản thiết kế mô tả về một cỗ máy biết bay của danh họa thiên tài thời Phục Hưng – Leonardo da Vinci (1452 - 1519)

Hàng trăm ghi chép về con người và việc bay như chim trong cuốn sổ nhật ký của Da Vinci cho thấy, ông khao khát được bay liệng trên không trung giống như các loài chim. Trong thực tế, các thiết kế của ông về cái gọi là cỗ máy biết bay, được phác họa chi tiết trong các cuốn sổ ghi chép, đã được mô phỏng theo các đặc điểm giải phẫu của chim và dơi.

Các thiết kế của Da Vinci khắc họa một đôi cánh rất lớn gắn liền với một khung bằng gỗ. Bên trong khu gỗ có đủ chỗ cho một phi công gan dạ nằm úp mặt và dịch chuyển đôi cánh lên - xuống bằng cách lái một quay tay điều khiển hàng loạt cánh tay đòn và ròng rọc.

Những thiết kế của Da Vinci chưa bao giờ được thử nghiệm trong thực tế, nhưng nó đã minh chứng những khát khao chinh phục bầu trời của con người.

Hơn 250 năm sau, Kỷ nguyên hàng không hiện đại bắt đầu khi người đầu tiên đã bay lên không trung bằng một khí cầu khí nóng vào ngày 21 tháng 11 năm 1783, do anh em nhà Montgolfier thiết kế, kể từ đó các chuyến bay bằng khí cầu ngày càng tăng kể cả về số lượng chuyến bay và khoảng cách bay trong suốt thế kỷ 19, và vẫn tiếp tục cho đến hiện tại.

Thực tế những khí cầu bị hạn chế bởi chúng chỉ có thể di chuyển theo hướng gió thổi. Điều đó đã thúc đẩy con người chế tạo ra khí cầu có thể điều khiển hoặc lái được. Dù chỉ với vài khí cầu điều khiển, hoặc còn có thể gọi là khí cầu có thể lái được, được chế tạo trong những năm 1880, nhưng người ta đã thành lập những tuyến đường bay vận chuyển hành khách đến các địa điểm định sẵn, mà người đi tiên phong đầu tiên trong lĩnh vực khí cầu điều khiển là một người Brazil, ông Alberto Santos-Dumont. Santos-Dumont đã tạo niên hiệu quả khi két hợp một khí cầu hình thoi dài với một động cơ đốt trong. Vào ngày 19 tháng 10 năm 1901 ông trở nên nổi tiếng trên thế giới khi bay trên chiếc khí cầu của ông có tên là "Number 6" đến Paris để giành chiến thắng trong cuộc đua Deutsch de la Meurthe. Santos-Dumont đã thành công với những khí cầu, điều đó đã chứng minh rằng chuyến bay có kiểm soát và ổn định là có thể thực hiện được.

Khí cầu Santos-Dumont #6, bay ngang qua Tháp Eiffel

Hơn 2 năm sau, Ngày 17/12/1903 đã mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử hàng không thế giới.. Chuyến bay 12s ngắn ngủi của anh em nhà Orville Wright và Wilbur Wright đã thực hiện tại đồi Kill Devil, Kitty Hawk, bang Bắc Carolina (Mỹ) trên chiếc máy bay Flyer, cỗ máy bay có động cơ đầu tiên trên thế giới!

Anh em nhà Wright

Cũng trong ngày 17/12, hai anh em nhà Wright còn tiến hành ba chuyến bay nữa và chuyến cuối cùng do Wilbur điều khiển đã bay được 57 giây với chiều dài 256m.


Sự kiện này đã đánh dấu ngoặt lịch sử cho ngành hàng không thế giới - loài người đã có được chiếc máy bay đầu tiên có thể điều khiển được bằng động cơ. Đặc biệt, nhiều chi tiết do anh em nhà Wright thiết kế cho chiếc Flyer 1 vẫn còn hữu dụng cho đến tận ngày nay. Hiện nay, chiếc máy bay này được trưng bày tại Bảo tàng Vũ trụ và Hàng không quốc gia Mỹ ở Washington.

Khi tin tức tại Kitty Hawk lan truyền khắp nơi, anh em nhà Wright ngay lập tức trở nên nổi tiếng. Năm 1906, họ được chính phủ Mỹ thừa nhận và cấp bản quyền. Những năm sau đó, hai anh em nhà Wright đã thành lập công ty chế tạo máy bay Wright.

Sau thời của anh em Wright, diện mạo thế giới đã thay đổi với sự xuất hiện của ngành hàng không dân dụng. Một cuộc cách mạng sâu sắc về phương tiện giao thông hình thành. Thế giới trở nên nhỏ bé hơn và khoảng cách địa lý gần như chỉ tồn tại trên bản đồ khi mọi trở ngại khoảng cách đều có thể được nối liền bằng hàng không.

Năm 1913, được đánh dấu là “năm huy hoàng của lịch sử hàng không.” Con người bấy giờ không chỉ có thể bay mà còn bắt đầu biết lượn và thực hiện nhiều động tác bay phức tạp. Cũng trong năm này, các chuyến bay đường dài cũng đã được thực hiện, với quãng đường 4.000km từ Pháp đến Ai Cập.

Tháng 1/1914, hàng không dân dụng được khai sinh với tuyến hàng không dân dụng có lịch bay ổn định đầu tiên trên thế giới là chặng từ Saint Petersburg đến Tampa (Florida, Mỹ).

Năm 1933, Boeing cho ra thế hệ 247, được xem là máy bay dân dụng hiện đại thực sự đầu tiên, với chất liệu gần như hoàn toàn bằng kim loại. Boeing 247 là máy bay một thân, cánh thấp, với hệ thống hạ cánh an toàn, cabin tách biệt và phòng chứa 10 hành khách.

Boeing 247 – Chiếc máy bay dân dụng hiện đại đầu tiên trên thế giới.

Ngày nay, ngành hàng không đã phát triển vượt bậc với những chiếc máy bay dân dụng cỡ lớn, hiện đại với tốc độ nhanh và hiệu quả.

Công nghiệp hàng không đứng thứ 21 trên thế giới về GDP nếu được coi là quốc gia. 0,5% khối lượng hàng hóa thương mại thế giới được vận chuyển bằng đường hàng không, chiếm 35% giá trị thương mại toàn cầu.

Mỗi năm, trên thế giới có tới 2,6 tỷ người chọn máy bay làm phương tiện di chuyển. Tỷ lệ lấp đầy chỗ ngồi của máy bay trung bình là 77%, cao hơn nhiều so với loại hình vận tải khác.

Sau hơn một thế kỷ phát triển, với sự phát triển của nhiều loại máy bay hiện đại, ngành hàng không đã làm cho con người gần nhau hơn, rút ngắn khoảng cách giữa các châu lục. Tất cả đều có cội nguồn từ cánh đồng Kitty Hawk.